Vận hành máy xúc được quy định là 1 ngành nghề, được đào tạo tại các cơ sở, trường dạy nghề. Bởi vậy khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ vận hành máy xúc hay gọi tắt là chứng chỉ lái máy xúc. Bằng lái máy xúc chỉ là tên gọi theo thói quen của mọi người.
Theo quy định, vận hành máy xúc thuộc phạm vi đào tạo dạy nghề, học nghề do Bộ Giáo Dục quản lý. Còn lái ô tô do Bộ Giao Thông quản lý. Bởi vậy bằng lái máy xúc hay còn gọi là chứng chỉ sơ cấp nghề máy xúc do Bộ Giáo Dục cấp, còn bằng lái ô tô do Bộ Giao Thông cấp. Kết luật bằng lái máy xúc và bằng lái ô tô hoàn toàn khác nhau. Bằng lái máy xúc được Bộ quy định cấp theo mẫu ở trên còn bằng lái ô tô chắc hẳn ai cũng đã biết.
Theo quy định hiện hành có 3 hình thức đào tạo dạy nghề đó là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Chứng chỉ mà học viên được cấp thuộc hệ sơ cấp nghề. Chứng chỉ máy xúc có giá trị sự dụng trên toàn quốc với thời hạn là vĩnh viễn. Học viên nên cảnh giác với những đơn vị đứng tên là công ty cấp chứng chỉ, vì chỉ có trường với đào tạo dạy nghề còn các công ty là để kinh doanh, hoạt động làm ăn.
Khi vận hành máy xúc người vận hành bắt buộc phải có trình độ từ sơ cấp nghề trở lên. Nếu vận hành máy xúc mà không có chứng chỉ, bằng cấp liên quan, khi bị thanh kiểm tra đột xuất, đơn vị sử dụng lao đông chắc chắn sẽ bị phạt rất nặng. Và đương nhiên người lao động sẽ bị mất việc. Cũng biết bằng cấp không quan trọng bằng kỹ năng vận hành máy xúc, nhưng không có bằng cấp thì học viên rất khó để xin việc.
Hiện nay tất cả các Trường đều có hệ thống tra cứu văn bằng chứng chỉ. Đây là nơi lưu trữ tất cả các hồ sơ, dữ liệu của học viên đã tham gia bất kỳ khóa học nào tại trường. Bởi vậy khi có chứng chỉ học viên chỉ cần nhập Số hiệu trên chứng chỉ vào hệ thống sẽ trả về kết quả bao gồm khóa học, họ tên học viên và hồ sơ của học viên. Nếu không có kết quả nào hiện ra thì hiên nhiên đó là chứng chỉ giả.