Hằng năm, tình trạng sét đánh và điện giật làm thiệt hại tới tính mạng con người và tài sản xảy ra rất nhiều, việc kiểm định hệ thống chống sét và kiểm định hệ thống nối đất nối không an toàn điện nhằm đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Sét là một hiện tượng thiên nhiên, được hình thành bởi sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Nó có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét. Sét còn có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh gây chết người hoặc bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư hại tài sản… Đây cũng là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét. Lưu ý, nếu như điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10Ω thì nên giảm giá trị này bằng cách bổ xung cọc tiếp địa hoặc chất xúc tác. Hoặc nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn KV2 tự hào là đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn tại Bình Dương, không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan. Việc kiểm định hệ thống chống sét và kiểm định hệ thống nối đất an toàn điện là quy định bắt buộc thực hiện, nó nằm trong hạng mục yêu cầu của công tác Phòng cháy chữa cháy.
Chức năng chính của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh trực tiếp vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.
Khái niệm: thể tích mà trong giới hạn đó các bộ phận chống sét tạo ra một sự bảo vệ chống lại các cú phóng điện trực tiếp bằng việc thu các tia sét vào các bộ phận chống sét đó. Kích thước và hình dáng của vùng bảo vệ thay đổi tùy theo chiều cao của ngôi nhà hoặc chiều cao của các thiết bị thu sét thẳng đứng. Nói cách khác, vùng bảo vệ của các bộ phận thu sét ngang được xác định bởi không gian tạo bởi hình nón có đỉnh nằm trên dây thu sét ngang chạy từ điểm đầu đến điểm cuối.
Công tác kiểm định toàn bộ hệ thống chống sét đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống chống sét nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng. Đối với một số khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.
Ngoài ra, trong suốt quá trình xem xét định kỳ hệ thống chống sét, việc ghép nối bất kỳ bộ phận bổ sung nào mới nên được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó phù hợp với quy định.
Chu kỳ kiểm định hệ thống chống sét tối thiểu 12 tháng/lần, đem đến kết quả tốt hơn và khả năng đảm bảo an toàn cao hơn dưới tác động của sấm sét.
Theo Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải có hệ thống chống sét bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng;
Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét: Sở Khoa học và công nghệ, Công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã họi; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.
Công tác đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là bắt buộc. Các đơn vị được đo, kiểm tra điện trở tiếp địa của hệ thống chống sét là: Sở Khoa học và Công nghệ, công ty Điện lực, các đơn vị có chức năng kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định của Nhà nước. Cảnh sát PCCC có trách nhiệm kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp địa của hệ thống thu lôi chống sét.
Một số đơn vị tại Bình Dương không thực hiện kiểm định hệ thống chống sét mỗi năm một lần đã bị các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy xử phạt và có các biện pháp xử phạt nặng. Vì vậy KV2 khuyến nghị Quý Khách hàng thực hiện kiểm định hệ thống chống sét tại Bình Dương đúng theo quy định, hạn chế tối đa rủi ro sét đánh trúng.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm định hệ thống chống sét vui lòng liên hệ:
Công Ty CP Kiểm Định An Toàn KV2
Địa Chỉ: 298 ấp 1, Xã Hưng Hoà, Huyện Bàu Bàng, Tỉnh Bình Dương
Email: di.kiemdinhantoan@gmail.com
Website: kiemdinhkv2.com
Hotline: 0901.36.37.48- 0966.05.44.66- 0919.386.078